Bóp da cá sấu 350K

Bệnh giãn tĩnh mạch nên ăn gì? và không nên ăn gì? Tổng hợp các món ăn ngon khi bị bệnh giãn tĩnh mạch

Bóp da cá sấu 350K

Giãn tĩnh mạch là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, thường gặp ở phụ nữ với các ngành nghề có đặc thù phải đứng lâu như bác sĩ, giáo viên, nhân viên phục vụ. Giãn tĩnh mạch nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ dàng dẫn đến các triệu chứng như viêm tắc tĩnh mạch hoặc lở loét da.

Để điều trị dứt điểm bệnh giãn tĩnh mạch, bên cạnh các biện pháp y khoa, người bệnh cần được cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân bằng các dưỡng chất. Vậy loại thực phẩm mà người bệnh giãn tĩnh mạch nên ăn là gì? Theo dõi bài viết để bỏ túi những thông tin hữu ích ngay nhé!

1.Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?

Bệnh giãn tĩnh mạch còn có một tên gọi khác là suy giãn tĩnh mạch chi dưới, đây là hiện tượng các tĩnh mạch phình ra và hiện nổi rõ lên trên bề mặt da. Bệnh giãn tĩnh mạch khá phổ biến, nhưng tập trung chủ yếu ở người bị thừa cân, người lớn tuổi, phụ nữ và những người phải thường xuyên đứng. Bệnh giãn tĩnh mạch không lây nhiễm nhưng có tính di truyền.

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch

  • Chân luôn đau nhức, nhất là khi ngồi hoặc đứng lâu. Nếu không đau nhức, người bệnh thường có cảm giác nặng nề.

  • Đường tĩnh mạch màu xanh phình và nổi dọc theo đùi, đầu gối hoặc mắt cá.
  • Da có hiện tượng ngứa và khô.
  • Da thay đổi màu, mỏng hơn và có hiện tượng lở loét, nhiễm trùng viêm mô tế bào ở gần mắt cá chân.

Nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch

Tĩnh mạch có chức năng là mang máu từ các mô tế bào quay trở lại phổi và tim để thực hiện quá trình trao đổi oxy. Khi các van tĩnh mạch bị yếu đi, chức năng của tĩnh mạch bị suy giảm, khiến cho máu không trở về tim được, làm máu ứ đọng.

2.Bệnh giãn tĩnh mạch nên ăn gì?

  • Việt quất: Quả việt quất là một loại trái cây thơm ngon với một lượng lớn antoxian có công dụng vô hiệu hóa enzyme phá hủy mô liên kết và các tế bào gốc tự do. Quả việt quất thích hợp với những người bị bệnh giãn tĩnh mạch vì chúng có lợi cho thành mạch cũng như kích thích được quá trình hoạt động của hệ tuần hoàn.

  • Rau cải xoong: Rau cải xoong nên được bệnh nhân giãn tĩnh mạch đưa vào thực đơn của mình vì chúng chứa nhiều dưỡng chất giúp bảo vệ thành mạch cũng như lưu thông máu huyết. Rau cải xoong được các bác sĩ đánh giá là hỗ trợ tốt cho việc phòng và điều trị bệnh suy giảm tĩnh mạch.

  • Quả bơ: Không chỉ là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có lợi cho hệ tiêu hóa, bơ chứa nhiều vitamin E, vitamin C và glutathione có khả năng bảo vệ tim, tĩnh mạch và động mạch. Bơ bởi thế có thể giúp phòng và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch một cách hiệu quả.

  • Gừng: Đối với những bệnh nhân giãn tĩnh mạch, gừng là loại thực phẩm không thể bỏ qua. Theo nhiều nghiên cứu, gừng có các thành phần có thể hòa tan fibrin – nhân tố gây đông máu, gây cơ cứng động mạch. Bởi thế, gừng được coi như bài thuốc cải thiện tuần hoàn máu hiệu quả.

  • Củ dền đỏ: Là nguồn cung cấp bytacyanin dồi dào, củ dền đỏ bởi thế có thể hạn chế việc sản sinh phân từ homocuteine làm xơ cứng các mạch máu và vón cục máu.

  • Măng tây: Măng tây được coi là thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh giãn tĩnh mạch hiệu quả bởi chúng có khả năng tăng cường mao mạch và tĩnh mạch cũng như ngăn ngừa chúng bị vỡ.

  • Hạt kiều mạch: Hạt kiều mạch có thể bổ sung hoạt chất rutin nhằm ngăn ngừa sự suy giảm tĩnh mạch. Hạt kiều mạch bởi vậy được khuyến khích sử dụng thường xuyên.

  • Củ cải đường: Giữ thói quen ăn củ cải đường, người bệnh giãn tĩnh mạch sẽ được cung cấp một lượng betacyanin, phyto dồi dào có khả năng làm giảm nồng độ amino acid gây tổn thương cho mạch máu. Bởi thế, thực phẩm này rất tốt cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch.

  • Nho: Trong nho và hạt nho có chứa các chất vitamin C, chất chống oxy hóa, chất flavonoid có công dụng tăng cường chức năng của tĩnh mạch và mao mạch cũng như làm bền thành mạch. Do đó, nho nên được đưa vào thực đơn hàng ngày của người bệnh.

  • Cam, quýt: Tép cam quýt và nhất là phần vỏ có chứa một lượng hesperidin cao, bởi thế nếu ăn cam quýt thường xuyên, tĩnh mạch của người bệnh sẽ được bảo vệ và tăng cường chức năng.

  • Quả mâm xôi: Với hàm lượng chất xơ và flavonoid cao, quả mâm xôi không chỉ có tác dụng cải thiện chức năng hệ tiêu hóa mà còn bảo vệ da, kháng khuẩn, hỗ trợ tốt cho điều trị giãn tĩnh mạch.

Trên đây là những loại thực phẩm có lợi cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch nên được bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, để có thể cải thiện sức khỏe nhanh hơn, người bệnh còn phải biết đến những thực phẩm nên tránh. Bệnh giãn tĩnh mạch được các bác sĩ khuyên nên kiêng những món ăn nhiều chất béo, nhiều chất ngọt và bia rượu trong quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tập thể dục thể thao thường xuyên để hỗ trợ hồi lưu tĩnh mạch. Chúc độc giả nhiều sức khỏe!

0/5 (0 Reviews)
Bóp da cá sấu 350K