Bệnh ttăng bạch cầu đơn nhân là một loại bệnh hiếm gặp, nhưng lại có khả năng xuất hiện ở bất cứ người nào. Tăng bạch cầu đơn nhân có xu hướng gặp ở người có độ tuổi từ 10-35.
Tương tự như những căn bệnh khác, tăng bạch cầu đơn nhân cũng cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý để cơ thể duy trì tình trạng sức khỏe ổn định nhất. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số gợi ý cho thực đơn của người bệnh tăng bạch cầu đơn nhân.
Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân là gì?
Tăng bạch cầu đơn nhân thực chất là một loại bệnh nhiễm khuẩn có tính truyền nhiễm do virus Ebstein Barr gây ra. Bệnh có thể xuất hiện lẻ tẻ ở từng người nhưng hoàn toàn có thể phát triển lên thành dịch bệnh. Tăng bạch cầu đơn nhân có thể lây truyền qua đường nước bọt và thời gian ủ bệnh thường khá dài: trong vài tuần.
Tăng bạch cầu đơn nhân có thể khiến tử vong vì chứng bệnh này là nguyên nhân của viêm não, vỡ lách, cường lách…
Triệu chứng của bệnh tăng bạch cầu đơn nhân:
Sốt
Viêm họng, viêm amidan
Sưng hạch bạch huyết
Chán ăn
Nhức mỏi cơ thể
Lá lách to
Nguyên nhân của bệnh tăng bạch cầu đơn nhân:
- Do virus EBV, virus Herpes Gamma nhóm 4 ở người. Những virus này thâm nhập vào cơ thể và gây ra những phản ứng huyết thanh, làm biến đổi tế bào lympho B.
- Do ảnh hưởng của các cơ chế bệnh lý như hạch bạch huyết hoặc ung thư vòm họng hay ung thư dạ dày.
Bị bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nên ăn gì?
Về nguyên tắc, khi bị tăng bạch cầu đơn nhân, người bệnh nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và quan trọng là đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó, thực phẩm nên ưu tiên các món hợp vệ sinh, được nấu chín uống sôi, thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.
- Chuối: Chuối là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa, lại là nguồn cung cấp carbonhydrate và kali tự nhiên tốt cho cơ thể. Bởi thế, người bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nên để chuối vào thực đơn hàng ngày của mình.
- Sốt táo: Sốt táo hay còn gọi là táo thắng nước đường là một món ăn dễ tiêu hóa hơn so với táo tươi. Trong táo thắng nước đường có hàm lượng pectin và chất xơ cao không chỉ hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa mà còn cung cấp năng lượng cho cơ thể người bị bệnh.
- Trứng: Không thể bỏ qua trứng – một món ăn giàu protein và khoáng chất. Trứng có thể chiên mềm để cơ thể dễ tiêu hóa hơn.
- Khoai lang: Là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan tự nhiên tốt nhất, khoai lang có thể làm tăng lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, góp phần làm hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- 2 món ăn bổ dưỡng nhất cho người bị bệnh:
- Cháo lươn:
- Nguyên liệu: Lươn sống 300g, gạo nếp 1 nắm, ⅓ bát gạo tẻ. gia vị, hành khô, thì là, rau mùi, rau răm.
- Cách làm: Không mổ lươn mà chỉ rửa sạch nhớt, đem luộc chín. Sau đó gỡ lấy thịt và cục máu trong bụng lươn.
Phi hành khô đã băm nhỏ để xào thịt lươn, nêm nếm gia vị.
Xương lươn đã lọc đem giã lấy nước, hòa cùng với nước luộc lươn rồi thêm gia vị để nấu cháo. Đợi nước sôi thì cho gạo tẻ, gạo nếp vào để nấu cháo.
Khi nước sôi, chú ý hạ lửa xuống nấc bé nhất, không nên ngoáy vì cháo sẽ tự chín và không bị khê. Thời gian hầm trong khoảng 1 giờ là được.
Đến khi cháo chín thì thả thịt lươn đã xào thơm vào và trộn đều lên.
Rắc thêm một ít rau thơm thái nhỏ vào cháo khi ăn.
- Cháo chim bồ câu:
- Nguyên liệu: 1 con chim bồ câu, 1 ít gạo nếp, 1 ít gạo tẻ, đỗ xanh, hạt sen, nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu, hành khô, mùi, dầu olive
- Cách làm: Làm thịt chim sạch, xiên chim và cho lên bếp thiu cho cháy hết lông tơ và đến khi có mùi thơm.
Rửa sạch vết bẩn, lông cháy rồi mổ. Lọc lấy phần thịt ở hai bên đùi và lườn chim để riêng rẽ, băm nhỏ. Ướp chúng với hạt tiêu, nước mắm và bột canh.
Cho gạo, hạt sen, đỗ xanh sau khi đã đãi sạch bụi bẩn và sạn vào cùng gạo nếp, gạo tẻ, xương chim vào trong một nồi nước dùng chừng 1 lít. Đậy kín vung và đun nhỏ lửa chừng 15 phút.
Xào thịt chim đã ướp ở trên với dầu olive, hành khô phi thơm. Xào cho chín tới.
Khi cháo nhừ, cho một nửa thịt chim đã xào vào nấu cùng, sau đó đun sôi chừng 5-7 phút để cháo ngấm thịt chim.
Khi cháo chín, loại bỏ phần xương, nhớ vớt hạt sen đã chín ra sau đó giã nhỏ hoặc dầm nát rồi đánh cho tan và cho vào ăn cùng cháo.
“>Trên đây là những thực phẩm tốt nhất, đặc biệt phù hợp cho những người bị bệnh tăng bạch cầu đơn nhân. Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, người bị bệnh tăng bạch cầu đơn nhân cũng nên thường xuyên thăm khám các bác sĩ để nhận được những lời khuyên và phương thức điều trị bệnh sớm nhất, đúng đắn nhất. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!