Bóp da cá sấu 350K

Bệnh ưa chảy máu (Hemophillia) là gì? các món ăn nên và không nên khi bị bệnh ưa chảy máu

Bóp da cá sấu 350K

Ưa chảy máu (Hemophillia) là một căn bệnh không phổ biến nhưng tỉ lệ người mắc không hề thấp, ước tính trên thế giới cứ 1 triệu người thì có 60 người mắc bệnh ưa chảy máu. Ở Việt Nam, con số những người mắc căn bệnh này là 5000.

Ưa chảy máu nguy hiểm bậc nhất với tính mạng của người bệnh nhưng nếu điều trị kịp thời và có một liệu trình chăm sóc tốt, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng hợp lý, bệnh nhân sẽ có một cuộc sống như người bình thường.

https://www.youtube.com/watch?v=_8OXqQdnvCc

Bệnh ưa chảy máu (Hemophillia) là gì?

Ưa chảy máu có tên khoa học là Hemophillia, là một căn bệnh rối loạn đông cầm máu. Nói cách khác, khi bệnh nhân mắc chứng ưa chảy máu thì thời gian chảy máu và thời gian cầm máu của họ sẽ lâu và rất khó khăn so với những người bình thường. Ưa chảy máu là một trong nhiều những căn bệnh sẽ theo người bệnh suốt đời, nghĩa là chưa có một phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bệnh nhân ưa chảy máu vẫn có thể có một sức khỏe ổn định nếu được chăm sóc tốt.

Triệu chứng của bệnh ưa chảy máu:

  • Cảm giác căng đau, sưng khớp (do chảy máu trong khớp)
  • Xuất hiện những vết bầm tím nhưng ẩn sâu dưới da
  • Trong nước tiểu và phân có máu
  • Hay bị chảy máu cam nhưng không rõ nguyên nhân
  • Thường bị chảy máu kéo dài, đặc biệt sau khi bị thương, nhổ răng, đứt tay.
  • Xuất hiện những cơn đau đột ngột, nóng và sưng ở các vùng khớp lớn.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, nôn liên tục và kéo dài, đau đầu
  • Không dễ cầm máu ở các vết thương.
hemophilia. damaged blood vessel, Haemophilia (Coagulation disorder) and healthy blood vessel after bleeding.

Nguyên nhân của bệnh ưa chảy máu:

Do sự thiếu hụt các yếu tố cần có trong hemophilia: Hemophillia A thiếu yếu tố VIII, Hemophillia B thiếu yếu tố IX, Hemophillia C thiếu yếu tố XI.

Bệnh ưa chảy máu nên ăn gì?

  • Trái cây: Trái cây là một nguồn cung cấp các chất sắt, khoáng và chất xơ tự nhiên dồi dào nhất. Bởi vậy, để cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng, bệnh nhân máu khó đông nên ăn nhiều trái cây mỗi ngày. Đặc biệt là những loại trái cây giàu vitamin C như nho, cam, dâu, dứa… có tác dụng giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể tốt hơn, phòng tránh những bệnh như dị ứng, cảm cúm, cảm lạnh… – những bệnh thường làm triệu chứng của bệnh ưa chảy máu nặng hơn. Ngoài ra, trái cây cũng đảm bảo sức khỏe cho đường ruột người bệnh nên chúng cần là thực phẩm hàng đầu trong các thực đơn.
  • Vitamin K: Theo các bác sĩ, vitamin K là yếu tố đồng hợp cho một loại enzyme xúc tác những chất cần thiết cho quá trình đông máu như acid gamma carboxyglutamic và acid glutamic. Do đó, việc bổ sung vitamin K cho cơ thể sẽ hỗ trợ điều trị bệnh ưa chảy máu hơn. Vitamin K có trong những loại thực phẩm như ngũ cốc, lúa mì, bơ sữa tươi, phô mai sống, rau xanh: măng tây, bắp cải, cải xoăn, húng quế, cải bó xôi…
  • Vitamin C: Là hoạt chất giúp thúc đẩy quá trình hình thành collagen, vitamin C cần thiết cho các bệnh liên quan đến máu, đặc biệt là ưa chảy máu. Ở nhiều trẻ em, hiện tượng chảy máu cam nhiều còn được khẳng định rằng do cơ thể thiếu hụt một lượng vitamin C rất lớn.

Khi thiếu hụt vitamin C trong cơ thể, mạch máu sẽ có xu hướng mỏng dần và dễ vỡ khi có tác động mạnh từ bên ngoài. Bởi thế, những bệnh nhân ưa chảy máu nên bổ sung vitamin C hàng ngày thông qua các loại trái cây như bưởi, cam, quýt, ớt chuông, phúc bồn tử, việt quất, dâu tây…

  • Vitamin B9, B12: Thành mạch máu dễ trương phình và vỡ cũng có thể là do thiếu hụt một lượng vitamin B9, B12. Bởi thế, bệnh nhân máu khó đông nên ăn nhiều hạt điều, bơ hạt điều, hạnh nhân, sữa hạnh nhân và các loại dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu oliu…
  • Sắt: Cơ thể khi thiếu sắt sẽ không bao giờ có thể tạo đủ một lượng huyết sắc tố cần thiết, và bởi vậy cơ thể sẽ thiếu máu. Sắt được tìm thấy trong các loại thịt đỏ như thịt nạc, thịt dê, thịt bò… trong các loại hải sản như tôm, sò huyết.
  • Vitamin A: Niêm mạc mũi thường sẽ khô và dễ kích ứng dẫn đến hiện tượng chảy máu cam nếu thiếu vitamin A; bởi thế cần nên cho người bệnh bổ sung thêm hoạt chất này từ các loại thực phẩm như bí đỏ, cà chua, đu đủ, khoai lang, rau diếp…
  • Nước rễ cỏ tranh: 20g đường phèn và 50g rễ cỏ tranh. Rễ cỏ tranh đem rửa sạch, giã nhỏ và cho vào nồi đun sôi. Lọc lấy nước rễ tranh rồi cho đường phèn vào và chia thành 2 lần uống trong ngày.
  • Nước củ cải trắng: 50g củ cải trắng rửa sạch, xay nhuyễn. Cho 200ml đun sôi vào và lọc lấy nước. Chia đều thành 3 phần và uống trong ngày.

Trên đây là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân ưa chảy máu. Bên cạnh việc đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý, một lối sống lành mạnh cũng cần được người bệnh đặc biệt quan tâm. Người bị ưa chảy máu nên tập thể dục, thể thao thường xuyên, nên hạn chế tối đa việc gây thương tích, vệ sinh răng miệng là lưu ý với một số loại thuốc có thể gây xuất huyết hoặc làm loãng máu.

0/5 (0 Reviews)
Bóp da cá sấu 350K