Là một loại bệnh liên quan đến đường hô hấp, viêm phổi nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng cũng là một phương pháp điều trị mà người bệnh cần quan tâm.
Tuy nhiên, ăn gì và kiêng gì khi bị viêm phổi lại là điều còn khá nhiều người băn khoăn. Nếu cũng có cùng câu hỏi như thế, đọc bài viết dưới đây ngay để bỏ túi những thông tin bổ ích nhé.
- Bệnh viêm phổi là gì?
Bệnh viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở thùy trái, thùy phải hoặc toàn bộ phổi. Khi bị bệnh, các loại vi sinh vật có hại sẽ tiết ra các loại dịch và làm sót lại các tế bào chết. Do đó, các túi khí nhỏ bên trong phổi sẽ bị tắc nghẽn và làm cho quá trình trao đổi oxy bị ảnh hưởng.
Bệnh viêm phổi có thể xuất hiện ở bất cứ người nào nhưng thường thì người cao tuổi và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc cao hơn.
- Triệu chứng của bệnh viêm phổi:
- Sốt cao, ho nặng, khó thở, đau đầu
- Đau ngực khi ho hoặc thở sâu
- Chán ăn, mệt mỏi
- Buồn nôn
- Thở nhanh, thở nông và hụt hơi
- Nhiều trường hợp nặng hơn thì sốt dai dẳng, có đờm từ phổi và ho ra máu.
- Nguyên nhân của bệnh viêm phổi:
- Do vi khuẩn: Do nhiễm vi khuẩn có hại từ môi trường hoặc vi khuẩn còn sót lại sau khi bị cúm, cảm lạnh nghiêm trọng.
- Do virus: Bị viêm phổi do virus cúm nếu không chữa trị kịp thời sẽ khiến bệnh tiến triển nhanh và gây tử vong
- Do hút thuốc
- Do ảnh hưởng của các bệnh tiểu đường, xơ gan, tim…
- Bị viêm phổi nên ăn gì?
- Nước khoáng: Nước, nước khoáng là thức uống hàng đầu cho người bị bệnh viêm phổi. Lý do là bởi vì nước có thể loại bỏ những chất độc hại trong cơ thể, đồng thời khiến cho phổi khỏe khoắn và sạch hơn.
- Sữa và các thực phẩm từ sữa: Trong sữa hoặc các thực phẩm từ sữa đều chứa khoáng chất, vitamin và protein với hàm lượng cao nên chúng rất có lợi cho những người đang bị tổn thương phổi.
- Cà chua: Cà chua hay nước ép cà chua có tác dụng rất lớn với bệnh nhân viêm phổi trong việc làm sạch lá phổi, nhất là với những người thường xuyên hút thuốc. Không những thế, cà chua còn có tác dụng cả đối với những người bị bệnh gan cũng như cải thiện làn da hồng hào hơn. Bởi thế, nên để cà chua trong thực đơn hàng ngày của người bệnh.
- Lựu: Tương tự như trà xanh, lựu là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào. Do đó, ăn lựu thường xuyên có thể ngăn ngừa được bệnh tật, đặc biệt là những bệnh liên quan đến phổi.
- Nghệ: Là một loại thực phẩm chứa hàm lượng curcumin lớn, nghệ có thể ngăn ngừa các tế bào ung thư một cách hiệu quả. Chính vì viêm phổi nếu tiến triển mạnh sẽ thành ung thư phổi nên việc cung cấp nghệ trong các bữa ăn hàng ngày như một bước đi trước trong việc phòng bệnh nặng hơn.
- Rau xanh: Rau xanh chưa bao giờ mất đi vị trí “siêu thực phẩm” của nó. Với công dụng chính là thanh lọc cơ thể và hỗ trợ loại bỏ những chất độc hại bên trong cơ thể, rau xanh nên được tăng cường trong các bữa ăn của người bị viêm phổi.
- Tổng hợp các món ăn ngon nhất khi bị viêm phổi
Cháo gạo lứt
- Nguyên liệu: 80g gạo lứt, 250g rau cần, 250g rau chân vịt, gia vị.
- Cách làm: Gạo lứt vo sạch, đem nấu chín thành cháo
Rau cần, rau cải bó xôi rửa sạch cắt khúc nhỏ vừa ăn
Khi cháo chín cho hai thứ rau trên vào đun sôi thêm 10 phút.
Nêm nếm gia vị cho vừa ăn là có thể thưởng thức được.
Canh thịt heo:
- Nguyên liệu: 100g thịt heo nạc, 100g cần tây, 30g nấm hương, gừng, tỏi, dầu mè, gia vị
- Cách làm: Thịt heo làm sạch, thái miếng nhỏ vừa ăn
Cần tây rửa sạch, thái thành khúc. Nấm hương bỏ cuống, rửa sạch, cắt nhỏ. Gừng tỏi cắt lát, hành cắt khúc.
Cho dầu vào chảo, đợi đến khi nóng thì bỏ hành, gừng và phi thơm và đổ thịt heo vào xào sơ.
Sau đó, cho thêm nước và tất cả các nguyên liệu vào nấu thành canh rồi đun chừng 35 phút là có thể ăn được.
Cháo tôm vỏ quýt
- Nguyên liệu: 100g tôm, 100g gạo tẻ, 12g vỏ quýt tươi.
- Cách làm: Gạo đem vo sạch nhưng không đem nấu luôn mà để ráo. Tôm làm sạch, băm nhỏ.
Vỏ quýt thái sợi nhỏ.
Cho khoảng 1 lít nước cùng gạo đem nấu thành cháo trên lửa nhỏ trong vòng 30 phút. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Khi múc ra bát có thể cho thêm một chút tiêu, hành hoa.
Ngoài những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng kể trên thì để bệnh viêm phổi không tiến triển nặng thêm, bệnh nhân cần loại bỏ những món ăn như rượu bia, thực phẩm nhiều dầu mỡ và các món ăn có khả năng làm đầy hơi. Đặc biệt hơn, một chế độ tập luyện khoa học cũng là điều không thể thiếu cho một tình trạng tốt hơn của người bệnh. Chúc các bạn mau chóng bình phục!