Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng nhất để cải thiện và đảm bảo sức khỏe của người bệnh. Táo bón cũng không ngoại lệ. Bệnh táo bón tương tự như tiêu chảy, là chứng bệnh dễ gặp hàng ngày và ai cũng có thể bị bệnh. Bệnh táo bón nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ nặng gây nguy hiểm và còn có khả năng cao sẽ quay trở lại. Vậy khi bị táo bón nên và không nên ăn gì để tránh những hậu quả không đáng có? Dưới đây là một vài lời khuyên cho thực đơn của bạn.
Bệnh táo bón là gì?
- Biểu hiện của bệnh táo bón:
– Phần bụng dưới khi ấn cảm thấy đau
– Mót đại tiện nhưng không đi được
– Đầy chướng bụng, khó chịu
– Ợ chua, hơi thở nóng, miệng hôi, trung tiện nhiều
– Khi bệnh mạn tính người bệnh thường chán ăn, buồn nôn, váng đầu, uể oải, đắng miệng, toàn thân đau mỏi, suy dinh dưỡng hoặc thiếu máu nhẹ.
– Táo bón là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ.
- Nguyên nhân của bệnh táo bón
– Dó ăn ít xenluylo, chỉ ăn thức ăn tinh, ít ăn chất dầu
– Do uống ít nước
– Do khả năng co bóp của ruột bị kém, tắc nghẽn ruột có tính cơ học
– Do rối loạn thần kinh chức năng, thần kinh giao cảm thành ruột có cơ năng sinh lý quá mức bình thường, dẫn đến cơ thành thành ruột co thắt lại.
– Do làm dụng thuốc khiến chức năng gan bị suy yếu, tủy sống bị tổn thương hoặc liệt, cơ hậu môn dị dạng.
– Ngoài ra, một số nhân tố về thần kinh khác như buồn phiền, phẫn uất cũng có thể dẫn đến táo bón.
Bị táo bón nên ăn gì?
Nếu nguyên nhân của táo là do ăn uống thì người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống đó: ăn nhiều món có chứa xenluylo, nhiều lipit. Những loại lương thực thô như gạo, lức, đậu, rau bắp cải, rau cần, rau câu, tôm có vỏ, giá, thịt bò, nộm rau sống, trái cây, các loại dưa quả nên được lựa chọn. Các loại thực phẩm trên do giàu xenluylo và vitamin B1 nên có khả năng kích thích niêm mạc ruột, đẩy mạnh sự co bóp của đường ruột, từ đó dễ đại tiện.
Những món sinh hơi và có dầu như hành sống, tỏi sống, mật ong, củ cải sống, dưa chuột, dầu vừng, dầu lạc, hạt hướng dương, dầu đậu nên được ăn nhiều. Các loại thực phẩm sinh hơi này có chức năng gây men trong đường ruột, do nó sinh hơi nên làm cho ruột co bóp tốt hơn. Còn các loại thực phẩm có dầu sẽ tốt cho việc nhuận tràng, dễ đại tiện.
Người bệnh cũng đặc biệt lưu ý cần uống nhiều nước. Mỗi buổi sáng, khi bụng còn đang đói, nên uống 1-2 cốc nước nguội nhạt muối. Mỗi ngày ăn 1 cốc sữa chua sẽ giúp tăng cường các chức năng tiêu hóa, hỗ trợ thông đại tiện, nhuận tràng tốt.
Nếu nguyên nhân là cơ năng của ruột hoặc các vấn đề về thần kinh thì lưu ý: dùng các món ăn nhẹ, không có bã, không có xenluylo thô, mềm và không có tính kích thích. Nên ăn cháo, mì nước, sữa bò, bánh gato, trứng luộc, bánh bao hấp, nước ép quả, dầu đậu, thịt nghiền, bích quy. Người bệnh phải uống nhiều nước, sử dụng nước quả đông lạnh hoặc thạch để giảm bớt áp lực của thức ăn đối với hoạt động của ruột, hỗ trợ giảm tắc nghẽn ruột do thức ăn, nhuận tràng.
Bị táo bón không nên ăn gì?
- Sữa: Sữa hoặc các sản phẩm làm từ sữa rất có thể là nguyên nhân gây ra bệnh táo bón, hoặc làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Lý do là lượng đường lactose trong sữa không thực sự tốt cho người bị táo bón, chúng có thể làm tăng khí, gây đầy hơi khiến cho việc tiêu hóa khó khăn hơn.
- Chocolate: Trong chocolate có một hàm lượng lớn chất béo có thể làm chậm lại quá trình tiêu hóa, giảm sự lưu động trong ruột khiến thức ăn di chuyển chậm hơn.
- Thịt đỏ: thịt đỏ chứa nhiều sắt và các sợi protein khó tiêu, đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh táo bón.
- Thức ăn cay nóng: thức ăn nhanh hay thức ăn nhiều ớt, nhiều dầu mỡ động vật sẽ làm bộ máy tiêu hóa vận động khó khăn hơn, đồng thời việc đào thải phân cũng gặp trục trặc hay gây ra cảm giác rát nóng.
- Chuối xanh: Trong chuối xanh, thành phần tinh bột lớn gây khó tiêu. Ngoài ra, chuối xanh còn chứa một lượng pectin lớn có thể hút nước từ thành ruột vào lòng ruột nên sẽ làm tình trạng bệnh xấu hơn. Tuy nhiên, chuối chín lại là thực phẩm tốt vì có tính nhuận tràng.
- Hồng xiêm: Hồng xiêm chín là loại thực phẩm có chứa nhiều protit, gluxit, xenlulosa, photpho, vitamin C có lợi cho hệ tiêu hóa nhưng hồng xiêm xanh hoặc chưa chín hẳn lại chứa nhiều chất gôm nhựa, tanin có thể gây bệnh nặng hơn.
- Rượu bia: Đồ uống có cồn như rượu bia có thể làm tăng lượng nước thải qua tiểu thiện. Từ đó dẫn đến sự mất nước, gây khó khăn cho việc cung cấp đủ lượng nước trong phân, bởi thế khó đại tiện.
Tổng hợp các món ăn ngon nhất khi bị táo bón
- Cà rốt: Trong cà rốt có một lượng chất xơ lớn nên rất lý tưởng để dùng trong điều trị bệnh tiêu hóa. Người bệnh nên ăn nhiều các món ăn từ cà rốt với các phương pháp chế biến như luộc, hấp.
- Chuối chín: chuối chín có khả năng nhuận tràng rất tốt.
- Trái cây khô: mận khô, nho khô, chà là khô hoặc mơ khô rất hiệu quả trong điều trị táo bón. Đường ruột của người bệnh sẽ không bị thiếu chất xơ nếu được cung cấp loại thực phẩm này.
- Bơ: Dù mới bị táo bón hay táo bón lâu năm thì bơ là loại quả luôn được khuyên nên ăn. Trong bơ có nhiều chất xơ, đồng thời lại là loại thực phẩm cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể. Một ngày nên ăn ít nhất 1 quả bơ.
- Lê: Ngoài việc có một hàm lượng chất xơ cao thì lê còn là loại quả chứa nhiều nước có lợi cho tiêu hóa.
- Rau chân vịt: Đây được đánh giá là thực phẩm giúp giảm rõ rệt các triệu chứng của bệnh táo bón, nhất là hiện tượng đau rát ở hậu môn.
- Súp rau củ:
- Nguyên liệu: khoai tây, cà rốt, súp lơ, củ cải, mỗi loại 50g. Đường, muối
- Cách làm: Hầm cà rốt và khoai tây trước với nước xương cho nhừ. Củ cải và súp lơ cho vào sau đến khi tất cả đều như tơi là được. Sau đó cho thêm muối hoặc đường và hành là dùng được.
Món ăn này hiệu quả trong điều trị táo bón vì chúng giàu chất xơ, nhất là khoai tây còn có thể kích thích tiêu hóa bên trong đường ruột và củ cải trắng có thể giải chất độc trong cơ thể.
- Cháo tôm rau dền:
- Nguyên liệu: gạo, rau dền, tôm
- Cách làm: Gạo vo sạch, nấu cháo trước. Tôm bóc vỏ, băm nhỏ, ướp thêm gia vị. Rau dền rửa sạch, cắt nhỏ. Khi cháo chín nhừ thì cho tôm, gia vị, rau dền vào khuấy đều.
Trên đây là các thực phẩm và món ăn nên, không nên ăn khi bị táo bón. Một thực đơn hợp lý, lành mạnh sẽ khiến cơ thể sớm cải thiện được tình trạng táo bón, đồng thời ngăn ngừa được những chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa khác.