Tự học cách làm bánh sinh nhật đơn giản để tặng người yêu là một ý tưởng hết sức lãng mạng, nó thể hiện được tình cảm chân thành của mình dành cho bạn gái, có thể là lần đầu tiên làm bánh sinh nhật có thể chưa đẹp, chưa ngon nhìn chưa hấp dẫn. Nhưng không sao quan trọng trọng tấm chân tình của mình gửi vào đó để bạn gái hay bạn trai hiểu rằng mình yêu người ấy thật lòng là thành công rồi phải không nào? Đa phần nhà chúng ta đều có nồi cơm điện vậy tại sao chúng ta không học cách làm bánh sinh nhật bằng nồi cơm điện cho tiện lợi, đỡ mất thời gian mà vẫn đẹp ngon như thường. Tôi cũng đã từng làm như thế để tặng người yêu của tôi cũng mất khá nhiều thời gian để làm bánh ngay tại nhà, mặc dù bánh chưa ngon chứ hoàn nhưng cô ấy đón nhận rất nhiệt tình tấm lòng của tôi và được đền đáp xứng đáng. Các bạn ai đang yêu, chưa yêu và sẽ yêu hãy mạnh dạn học cách làm bánh sinh nhật tại nhà để bày tỏ tình cảm của mình cho người ấy hiểu, đừng nên yêu mà không dám nói dấu kín trong lòng sẽ không có kết quả tốt đâu, hãy cùng hành động đi nào. Ngay bây giờ /monngonchuabenh.com sẽ hướng dẫn tận tình cho các bạn cách làm bánh sinh nhật đơn giản bằng nồi cơm điện ngay tại nhà để tặng người yêu, hãy cùng chúng tôi hành động để chinh phục nửa kia của mình thôi nào!
Nguyên liệu cần cho cách làm bánh sinh nhật bằng nồi cơm điện:
– Trứng gà ta: 3 trái (mỗi trái nặng 60gram tính cả vỏ miễn sao phải đủ 150 – 160gram nhé).
– Đường trắng: 80gram rây thật mịn.
– Bột mì đa dụng: 90 gram cũng rây mịn.
– Nồi cơm điện.
– Giấy nướng bánh (hay giấy trắng tinh).
– Cân điện tử, rây bột, phới trộn dẹt (spatula), phới lồng, máy đánh trứng (nếu có).
Các bước tiến hành làm bánh sinh nhật đơn giản tại nhà bằng nồi cơm điện:
Bước 1: Chuẩn bị nồi cơm điện
-Nồi cơm điện để làm bánh sinh nhật ta nên chọn nồi có lớp men chống dính, nếu sử dụng nồi đã cũ mất lớp chống dính rồi thì ta sủ dụng bơ vàng quét một lớp mỏng vào trong đáy và xung quanh thành của nồi, phương pháp này giúp chống dính rất hiệu quả đấy.
– Sau đó rải một lớp bột mỏng vào trong nồi nhằm phủ lên lớp bơ mới nãy rồi úp ngược nồi xuống, rồi dùng tay gõ nhẹ đều cho phần bột thừa rơi hết ra ngoài.
– Để bánh sinh nhật khi hoàn thành lấy ra dễ dàng hơn ta phải lót giấy nướng bánh (hay còn gọi giấy nến) hoặc giấy A4 trắng dưới đáy nồi. Theo kinh nghiệm làm bánh của tôi thông thường nên lót 2 lớp giấy để đề phồng giấy bị cháy do nhiệt vì đáy nồi rất nóng.
Bước 2: Lấy nồi đun nước sôi
– Ta cũng cần phải chuẩn bị một cái nồi nhỏ và một cái âu để dánh trứng gà, nhưng ở đây các bạn phải chọn được cái nồi đó có phần miệng phải nhỏ hơn phần đáy của cái âu để miễn sao đặt vừa cái âu lên bên trên cái nồi nước mà đáy của cái âu không được chạm vào mặt nước.
– Ta đặt nồi lên bếp đun sôi nước, trong thời gian chờ đợi nước sôi chúng ta nên tranh thủ đập trứng gà và rây bột cho mịn vào trong âu.
– Bạn để ý khi nước trong nồi bắt đầu sôi và bay hơi nóng lên thì giảm bớt lửa lại rồi đặt cái âu có bột và trứng vừa đập lên trên miệng nồi, sau đó sử dụng phời lồng khuấy thật đều tay và liên tục. Vì khi âu nóng sẽ truyền nhiệt cho trứng, chính lượng nhiệt này làm cho trứng chín rất nhanh do đó phải khuấy liên tục.
– Khi nào lấy ta không sờ vào âu thấy rất nóng nhiệt độ khoảng chừng 60-70 độ C thì nhắc âu xuống khỏi nồi nước. Âu thường làm bằng kim loại inox nên truyền dẫn nhiệt rất nhanh nên các bạn chú ý khuấy bộ cho đều và kỹ nha.
– Để có cách làm bánh sinh nhật tại nhà ngon và đẹp hơn chúng ta nên thực hiện bước này bởi vì chính hơi nóng của nước sẽ làm cho trứng ấm lên sẽ tạo bông tốt hơn đồng thời bọt khí cũng ổn định hơn rất nhiều.
Bước 3: Dùng máy đánh bông trứng và đường
Do chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong cách làm bánh sinh nhật (gato) nên tôi khuyên các bạn nên dùng máy đánh trứng thì tỉ lệ thành công tương đối cao còn nếu các bạn dùng tay đánh trứng cũng được thôi nhưng sẽ rất cực vì phải dùng lực rất mạnh và liên tục đồng thời tốn nhiều thời gian chỉ sợ các bạn không đáp ứng nổi nên tốt nhất ta dùng bằng máy.
– Ta sử dụng máy đánh trứng ở các cấp tốc độ: từ tốc độ chậm sau đó tăng nhanh đến tốc độ tối đa sẽ cảm nhận được sự thay đổi của trứng như sau:
+ Đầu tiên bạn thấy trứng loãng, có những bọt khí to rồi trứng từ từ đậm đặc dần, còn thể tích của nó thì tăng lên, nhiều bông hơn đồng thời bọt khí nhỏ dần đi.
+ Khi nào thấy bọt khí nhỏ hơn và trứng mịn hơn thì ta có thề giảm tốc độ của máy xuống mức vừa vừa.
+ Đến khi quan sát thấy trứng rất bông, có màu vàng nhạt còn bọt khí thì rất nhỏ và mịn trông gần giống như xà phòng giặt hoặc có thể chúng ta không nhìn thấy bọt khí nữa. Lúc này thì ta phải giảm máy đánh trứng xuống còn tốc độ chậm thôi. Tiếp tục dánh thêm khoảng chừng 3 – 5 phút nữa (thời gian này phụ thuộc vào công suất máy mạnh hay yếu), đến khi nào thấy trứng rất mịn và hoàn toàn không trông thấy bọt khí xuất hiện là đạt.
– Công đoạn đánh bông trứng là bước rất quan trọng trong cách làm bánh sinh nhật đơn giản nếu trứng bông tốt sẽ giúp cho tạo nhiều bọt khi và bọt khí ồn định hơn. Mặt khác nếu trứng ta đánh bông đủ thì trong quá trình trộn bột, dù làm có hơi mạnh tay một chút hay trộn bột chưa đúng kĩ thuật lắm (do chưa quen), thì bọt khí bị vỡ cũng sẽ ít hơn, giúp giảm khả năng bánh bị chai hoặc nở kém có nghĩa là khả năng thành công của chúng ta sẽ cao hơn ngay trong lần đầu thực hiện.
– Vì thế khi đánh bông trứng chúng ta cần phải hết sức kiên nhẫn và đành trứng cho đến khi trứng bông đạt yêu cầu mới dừng. Các bạn yên tâm ở đây chúng ta đánh trứng nguyên trái nên ta càng đánh chúng sẽ càng đặc lại, cho nên ta không cần phải lo lắng đánh trứng quá lâu sẽ làm cho trứng bị hỏng giống như đối với lòng trắng trứng (hai cái này trái ngược hẳn nhau). Nếu các bạn cảm thấy chưa chắc chắn rằng trứng đã đánh đủ bông thì ta nên đánh thêm một chút nữa tránh để tình trạng đánh non, đánh chưa tới bến.
– Đối với các bạn lần đầu làm bánh sinh nhật tại nhà chưa có nhiều kinh nghiệm để canh thời gian đánh trứng tôi sẽ mách nhỏ các bạn như sau:
+ Phụ thuộc vào số lượng trứng và độ tươi mới của trứng: Đối với số lượng trứng nhiều thì sẽ mất nhiều thời gian đánh trứng hơn và trứng gà mới đẻ sẽ bông nhanh, ổn định hơn trứng đã để lâu ngày.
+ Phụ thuộc vào công suất máy trộn: Với các máy đánh trứng cầm tay có hai que đánh, công suất làm việc khoảng 550W, thời gian đánh khoảng chừng 12 – 15 phút. Còn máy đánh để bàn, có công suất chừng 900W, ta đánh mất cỡ chừng 8 – 10 phút.
– Với những chỉ dẫn như trên các bạn sẽ ước lượng được gần như chính xác thời gian mình cần phải đánh trứng rồi nha, thật đơn giản phải không nào.
– Kỹ thuật đánh trứng: Nếu các bạn máy đánh trứng loại cầm tay thì lúc đánh ta nên cho mày di chuyển chạy vòng tròn quanh âu, cách này hiệu quả hơn so với việc ta để máy yên một chỗ. Mặt khác, sau khi đánh thấy bọt khí đã nhỏ mịn rồi ta nên giảm tốc độ của máy xuống thấp vì nếu tiếp tục đánh ở tốc độ cao nữa thì sẽ tạo ra những bọt khí to hơn cho nên ta phải giảm tốc độ xuống để làm cho các bọt khí đều và ổn định hơn nhé.
Bước 4: Thực hiện rây và trộn bột
– Ở cách làm bánh sinh nhật đơn giản này chúng ta nên chia bột thành 3 – 4 phần nhỏ rồi mới tiến hành rây từng phần một vào trong âu, đảm bảo sao cho bột phải phủ kín đều khắp mặt âu.
– Ta trộn bột nên tuân theo kỹ thuật như sau: Ta cắm phới dẹp lún sâu vào trong âu trứng sao cho nó gần chạm đáy của âu rồi đảo và hất lên sao cho trứng phủ lên bột, tuyệt đối không nên khuấy vòng tròn các bạn nhé, còn nếu chưa biết rành về kỹ thuật này ta nên tham khảo trước khi trộn nhé. Chú ý thêm là trong khi trộn ta nên làm thật nhanh và nhẹ tay thôi nha, tránh dùng lực mạnh sẽ làm vỡ hất các bọt khí và làm cho trứng bẹp lép.
– Kỹ thuật đánh trứng và trộn rất quan trọng đối với cách làm bánh gato nói chung và bánh sinh nhật nói riêng nếu như các bạn làm đúng thì khi ta trộn xong, hỗn hợp sẽ dẻo hơn và khi khuấy cảm giác nặng tay hơn do có nhiều bột, nhưng vẫn đảm bảo rất bông và rất mịn, dường như không xuất hiện bọt khí to.
Bước 5: Cho bột vào nồi cơm điện
– Đổ bột nhẹ và từ từ vào ruột nồi, nếu các bạn thấy xuất hiện các bọt khí to thì gõ nhẹ ruột nồi này xuống mặt bàn hay mặt đất vài cái để cho các bọt khí vỡ bớt, sau đó đặt nó vào nồi cơm điện. Nhấn tay vào nút Cook (nấu) thì đèn bật đỏ là ok, còn đèn không sáng thì kiểm tra lại nồi cơm điện có bị hỏng không nha.
– Cơ chế hoạt động bình thường của nồi cơm điện là khi cơm trong nồi sôi và cạn nước thì tự động rơle sẽ nhảy sang chế độ warm (giữ ấm), lúc này cơm chín nhưng vẫn còn rất ướt, nhiệt lượng tạo ra ở chế độ này cũng rất thấp sẽ không đủ để làm cho các hơi khí trong bánh gato phồng to và không làm cho bánh nở ra được đồng thời cũng không đủ nhiệt để làm cho bánh chín, cứng cáp như yêu cầu. Vì thế khi chúng ta làm bánh gato bằng nồi cơm điện, cần phải lưu ý điều chỉnh các chế độ Cook và Warm hợp lý để có đủ nhiệt nướng bánh, tránh trường hợp không cung cấp đủ nhiệt độ sẽ làm cho bánh xẹp ở ngay từ trong nồi, vậy là thất bại rồi đó nhưng không sao tôi sẽ giúp các bạn điều chỉnh 2 chế độ này một cách nhịp nhàng như sau:
+ Khi bắt đầu cho bánh vào nồi ta bật chế độ Cook. Nồi nấu ở chế độ này khoảng chừng 3 – 5 phút sẽ đủ nóng và chuyển sang chế độ giữ ấm (warm).
+ Để nồi chế độ Warm khoảng chừng 7 – 8 phút thôi thì phải bật trở lại chế độ Cook.
+ Nồi ở chế độ Cook cỡ chừng 2 phút đủ nóng sẽ lập tức tự động chuyển qua chế độ Warm.
+ Ta lại tiếp tục đợi chừng 7 – 8 phút nữa thì bật lại chế độ Cook.
– Cứ như thế ta lặp lại cách làm trên thêm chừng 2 lần nữa là được. Nói tóm lại là sau lần bật nút Cook đầu tiên thì ta bật thêm đúng 3 lần nữa nha, mỗi lần như vậy cách nhau chừng 10 phút (3 phút ở chế độ Cook và 7 phút ở chế độ Warm).
Mách nhỏ: Sở dĩ chúng ta phải đợi thời gian 7 phút là do khi nồi vừa chuyển từ chế độ cook sang chế độ warm thì ta không thể bật ngay trở lại chế độ cook tiếp theo vì nhiệt độ trong nồi vẫn còn cao nên ta đợi khoảng chừng 7 phút để nhiệt độ của nó thấp xuống rồi mới bật lại được. Đồng thời với khoảng thời gian này hợp lý vì nó giúp cho nhiệt độ bên trong nồi cơm điện được ổn định, không làm cho nhiệt trong nồi quá nóng. Còn nếu ta cố tình bật nút Cook bằng cách chèn chiếc đũa vào thì vẫn được thôi nhưng nó làm cho nồi bị nóng liên tục, phần đáy của nồi có khả năng bị cháy, vì bánh nở nhanh nên kết cầu sẽ không vững chắc do đó làm cho bánh bị xẹp ngay từ lúc còn trong nồi.
– Trong quá trình nấu khoảng thời gian từ 20 – 25 phút đầu tiên chúng ta tuyệt đối không được mở nắp nồi vì chính sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm cho bánh bị xẹp. Nhưng sau lần chuyển sang chế độ Warm thứ 3, chúng ta có thể mở nắp để kiểm tra thử bánh đã chín chưa, ta dùng tay ấn nhẹ lên bề mặt bánh, nếu thấy vết lõm đàn hồi phồng lên trở lại tức là bánh gần chín rồi đó.
– Đối với nồi cơm điện của tôi đang dùng thì chỉ cần sau 40 phút (tức là sau lần chuyển chế độ Cook và Warm thứ 4), tôi chỉ chờ thêm 3 đến 5 phút, khi này bạn để ý sẽ thấy bánh co nhỏ lại một chút và tự tróc khỏi thành của nồi cơm điện, đây chính là dấu hiệu báo bánh của chúng ta đã chín.
– Sau cùng ta lấy bánh ra, đặt bánh lên dĩa hoặc khay có khe hở, bóc bỏ phần giấy lót ở phía dưới bánh ra cho bánh thoát hơi nước ra hết và nguội hẳn.
Yêu cầu đối với cách làm bánh sinh nhật bằng nồi cơm điện:
– Nồi cơm điện mình dùng để làm bánh sinh nhật có đường kính 16cm, khá nhỏ so với các nồi thông thường, với số lượng trứng gà mình chọn là 3 trứng là quá nhỏ cho nên khi thành phẩm bánh nhô lên cao khoảng 5,5cm so với miệng nồi. Nếu ở nhà các bạn dùng nồi to hơn hoặc nhỏ hơn thì các bạn cứ dựa vào tỉ lệ đường kính nồi để chọn tỉ lệ nguyên liệu dùng để làm bánh nha. Tăng hay giảm nguyên liệu cho phù hợp với kích thước nồi..
– Thời gian nướng bánh và số lần chuyển từ chế độ Warm sang chế độ Cook không giống nhau nó tùy thuộc vào từng loại nồi và chiều cao của bánh trong nồi. Nhưng nó vẫn phụ thuộc vào một công thức cơ bản đó là thời gian nướng tỉ lệ thuận với chiều cao của bánh tức bánh càng cao thì thời gian để nướng bánh càng lâu và ngược lại. Tôi lấy vì dụ cụ thể cho các bạn dễ hình dung như tôi dùng cái nồi có đường kính 16cm thì thời gian nướng mất 45-50 phút (bánh 3 trứng) nếu tôi dùng nồi có đường kính 20cm (cũng với bánh 3 trứng) thì tôi chỉ cần nướng với thời gian khoảng chừng 30 – 35 phút thôi là được.
– Các bạn cần phải lưu ý một điều thế này khi ta dùng các nồi to thì đừng nên nướng bánh quá cao vì làm như thế thì phần giữa của bánh có thể chưa chín kỹ nhưng thành ngoài của bánh đã chín, làm cho bánh chín không đều có thể làm cho bánh bị tanh hoặc lõm ở giữa.
– Một số người băn khoăn là khi nướng bánh xong vẫn ngửi thấy mùi tanh của trứng nhưng các bạn đừng quá lo lắng vì mùi tanh sẽ hết khi bánh sinh nhật của ta nguội. Còn các bạn muốn bánh ngon hơn thì dùng thêm một chút hương vani nha.
– Bánh sinh nhật nướng bằng nồi cơm điện này khi thành phẩm ăn rất ngon, bánh xốp, mềm, đạt được độ ẩm cần thiết do nướng bằng điện. Bánh hơi co lại nhưng phần bề mặt không hề bị lõm. Khi mới lấy bánh ra khỏi nồi ngửi thấy mùi hơi tanh nhưng khi để bánh nguội thì mùi tanh sẽ bay hết. Để bánh sinh nhật được đẹp đẽ, hấp dẫn hơn ta phải trang trí nó bằng các loại kem và viết tên, ngày sinh trước khi mang đi tặng bạn gái đấy nhé.
Với cách làm bánh sinh nhật bằng nồi cơm điện lần đầu tiên chắc có lẽ tỉ lệ thành công chưa cao lắm đâu nhưng các bạn đừng nên quá nản, hãy tự làm và rút ra cho mình những kinh nghiệm quý báu để lần sau thành công hơn. Làm bánh sinh nhật tặng người yêu chủ yếu là thể hiện tấm lòng chứ không ai để ý tới bánh ngon hay dở đâu vì người yêu cũng thừa biết là ta là dân không chuyên mà. Nói vậy thôi chứ các bạn mà làm theo những kinh nghiệm của tôi thì đảm bảo các bạn đạt được cả hai mục đích trên tức là: vừa lấy được lòng người yêu vừa ăn ngon miệng! Nào hãy cùng trải nghiệm cùng monngonchuabenh.com qua cách làm bánh sinh nhật đơn giản bằng nồi cơm điện ngay tại nhà để tặng người yêu. Chúc các bạn thành công trong việc làm bánh và chinh phục tình yêu cao cả của mình.
Video hướng dẫn cách làm bánh sinh nhật đơn giản bằng nồi cơm điện ngay tại nhà để tặng người yêu