Với hàm lượng vitamic C, B, kali, polyphenol dồi dào, quả vải mang đến cho cơ thể những lợi ích không ngờ như kiểm soát huyết áp, làm lành vết thương, ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh…
Vải là một loại quả nhiệt đới có nguồn gốc từ Việt Nam. Quả vải khá ngọt và thơm, có thể làm giảm sưng và giảm các cảm giác đau đớn. Vải cũng kích thích hệ miễn dịch và hoạt động như một chất chống oxy hóa, làm giảm các triệu chứng:
– Ho
– Sốt
– Đau đớn
– Các tình trạng khác.
Thành phần dinh dưỡng có trong quả vải
Vitamin C
Vải là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Một cốc vải cung cấp hơn 100% nhu cầu hấp thu vitamin C hàng ngày. Vitamin C giúp ngăn ngừa chảy máu, làm lành vết thương và tạo collagen. Loại vitamin này cũng có lợi cho sức khỏe tim mạch và giúp kéo dài tuổi thọ. Theo Văn phòng Thực phẩm chức năng của Hoa Kỳ, mặc dù những kết quả nghiên cứu vẫn chưa rõ ràng, việc hấp thu một lượng lớn vitamin C sẽ giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng nhẹ như cảm cúm thông thường.
Vitamin B
Vải cũng là nguồn cung cấp vitamin B2, B3, B6 và B9. Vitamin B giúp cơ thể hấp thu năng lượng từ thức ăn hàng ngày, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành những tế bào hồng cầu. Cơ thể chúng ta cần một lượng vitamin B9 vừa đủ để sản sinh ra tế bào mới, ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên hấp thu 400 mg vitamin B9 mỗi ngày, trong khi đó vải có thể cung cấp 27g vitamin B9 cho cơ thể.
Kali
Quả vải giàu kali – một chất điện giải giúp duy trì sự cân bằng chất lưu, co cơ và kiểm soát huyết áp. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, kali làm hạ huyết áp bằng cách giảm căng thẳng trong thành mạch máu và giúp cơ thể bạn bài tiết ra một lượng natri dư thừa. Cơ thể bạn cần tiêu thụ 4.700 mg kali mỗi ngày, trong khi chỉ một cốc vải đã có thể cung cấp tới 325 mg kali.
Polyphenol
Polyphenol là các hóa chất tự nhiên hoạt động như chất chống oxy hóa. Chúng có khả năng chống lại những ảnh hưởng của hiện tượng lão hóa cũng như ngăn ngừa ung thư, tiểu đường và các bệnh về tim mạch. Một nghiên cứu cho thấy vải có nồng độ polyphenol cao thứ hai trong số các loại trái cây được đưa ra thử nghiệm.
Thận trọng và các cảnh báo đặc biệt
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, việc sử dụng vải trong thời kỳ mang thai và cho con bú chưa được kiểm định chắc chắn. Tốt hơn hết, bạn nên tránh dùng vải trong thời kỳ này để đảm bảo an toàn.
Đối với “các bệnh tự miễn dịch” như bệnh đa xơ cứng (MS), lupus (lupus ban đỏ hệ thống, SLE), viêm khớp dạng thấp (RA) hoặc các tình trạng bệnh tương tự khác, vải có thể làm hệ thống miễn dịch hoạt động tích cực hơn. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng các triệu chứng của bệnh tự miễn dịch. Nếu bạn có tình trạng tự miễn dịch, bạn nên sử dụng vải một cách thận trọng.
Dị ứng
Vải có thể gây phản ứng dị ứng ở những người dị ứng với bạch dương, hạt hướng dương và các loại cây khác từ cùng một họ, ngải cứu (mugwort).
Bệnh tiểu đường
Chiết xuất từ vải có thể làm giảm lượng đường trong máu. Nếu bạn bị tiểu đường và đang dùng các chiết xuất từ vải, hãy nhớ theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của mình.
Phẫu thuật
Vì chiết xuất từ vải có thể làm giảm lượng đường trong máu, các nhà khoa học lo ngại rằng vải có thể can thiệp vào việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi giải phẫu. Bạn nên ngưng sử dụng chiết xuất từ trái vải ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
Vải không những là loại quả thơm ngon, giúp giải nhiệt mùa hè mà còn có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng nên thận trọng khi sử dụng vải trong các trường hợp đặc biệt để đảm bảo an toàn.