Viêm ruột thừa là một trong những loại bệnh phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng sau khi mổ ruột thừa lại là điều mà không phải ai cũng nắm chắc. Việc nắm rõ được những thực phẩm có lợi cho bệnh nhân viêm ruột thừa sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng hơn đồng thời đem lại cảm giác thoải mái cho bệnh nhân.
1. Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật
Quá trình phục hồi sau phẫu thuật bao giờ cũng cần một chế độ ăn uống nhiều chất dinh dưỡng nhất. Mục đích là để đảm bảo bệnh nhân không bị nhiễm trùng đồng thời thúc đẩy sự nhanh hơn sự lành lặn của vết thương.
– Chọn những món dễ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của người bệnh sau khi phẫu thuật chắc chắn còn rất yếu, bởi thế, thức ăn tốt nhất là những món dễ tiêu hóa. Những thực phẩm có thể kể đến trong top đầu của danh sách dành cho người mới mổ ruột thừa là sữa chua, sữa, súp kem… Đây là những thực phẩm có thể cung cấp một lượng lớn chất canxi và đạm cho cơ thể người bệnh.
Tuy nhiên, những thực phẩm này lại ít các chất khác như vitamin A và B, sắt; bởi thế, bạn chỉ nên ăn trong một khoảng thời gian ngắn.
– Ăn đa dạng các loại thực phẩm
Sau thời gian ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như trên và không có hiện tượng đau bụng hay nôn ói thì bạn có thể chuyển tiếp qua giai đoạn tiếp theo: ăn nhiều các nhóm thực phẩm khác nhau.
Đối với bệnh nhân mới phẫu thuật viêm ruột thừa nên lựa chọn những thực phẩm nhiều chất xơ, giàu đạm và vitamin C. Trứng, rau củ quả, các loại ngũ cốc và đậu cung cấp cho người bệnh nhiều chất xơ, đạm và kẽm, chúng đặc biệt cần thiết cho cơ thể bệnh nhân viêm ruột thừa các chất tái tạo tế bào mới, hỗ trợ nhanh lành vết thương cũng như ngăn ngừa các biến chứng về sau này.
– Thực phẩm mau lành vết mổ
Sau khi trải qua chế độ trên, người bệnh nên cung cấp các thực phẩm có chức năng thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh chóng hơn. Đường, đạm và chất béo là những chất được các bác sĩ khuyến khích nên sử dụng đối với bệnh nhân sau khi phẫu thuật ruột thừa.
Đạm có chức năng tổng hợp collage – đây là phần quan trọng trong các mô liên kết. Ăn nhiều đạm sẽ giúp lành nhanh hơn các phần tổn thương của cơ thể.
Đường lại là chất có khả năng cung cấp năng lượng để tái tạo các mạch máu và mô mới. Đường có lợi có nhiều trong bánh mì, đậu, rau củ quả và gạo lứt, ngũ cốc.
Chất béo cần thiết cho những quá trình như hình thành màng tế bào và đặc biệt là giảm viêm. Và chất béo có lợi nằm trong quả bơ và dầu ô liu.
– Thực phẩm có chức năng tăng cường hệ miễn dịch
Ngoài những thực phẩm cần thiết cho quá trình hình thành các mô liên kết mới, giúp vết thương lành lặn nhanh hơn; thì người bệnh sau khi mổ ruột thừa cũng cần cung cấp đủ một lượng vitamin và khoáng chất nhất định để hệ miễn dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa tình nhiễm trùng. Những dưỡng chất cần thiết đó là vitamin C, vitamin A, vitamin E, chúng có nhiều trong các loại rau có màu xanh và tiêu; đặc biệt là rau chân vịt và hạnh nhân.
Ngoài ra, kẽm cũng là một hoạt chất cần thiết cho cơ thể người bệnh trong quá trình hình thành bạch cầu, kháng thể cũng như góp phần vào các hoạt động khác của hệ miễn dịch. Sữa, ngũ cốc, hải sản, các loại hạt và đậu là nhóm thực phẩm có chứa nhiều lượng kẽm nhất.
– Nước
Trên thực tế, những người sau khi mổ ruột thừa sẽ có hiện tượng tiêu chảy hoặc táo bón vì viêm ruột thừa ảnh hưởng trực tiếp đến nhu động ruột của cơ thể. Trong trường hợp này, nước có chức năng điều hòa sự vận động của ruột. Một ngày, người bệnh nên uống từ 10-12 cốc nước để thức ăn được mềm hơn, ruột cũng hoạt động dễ dàng hơn.
2. Phẫu thuật ruột thừa không nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, để quá trình phục hồi bệnh nhanh chóng hơn, người bệnh cũng cần tránh những phẩm có hại như sau:
- Những món ăn nhiều dầu mỡ: sữa nguyên kem, thịt, thức ăn chiên xào, đồ ăn nhanh… Những loại thực phẩm này sẽ rất khó tiêu, không thích hợp cho những người bị đau phần tiêu hóa và đặc biệt là sau khi phẫu thuật.
- Thực phẩm quá nhiều đường như bánh ngọt, kem, kẹo. Đường cần thiết cho cơ thể nhưng khi đưa một lượng quá lớn vào cơ thể, người bệnh sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng và tiêu chảy.
- Nước trái cây chế biến sẵn và đồ hộp chế biến sẵn
- Đồ uống có gas
- Rượu bia
- Nước sốt
Bên cạnh đó, một chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng là điều cần thiết cho người bệnh sau khi mổ ruột thừa. Bệnh nhân nên hạn chế đi lại, không vận động quá sức, không thức quá khuya và hạn chế chơi thể thao trong vòng 1 tháng sau đó. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!