Bóp da cá sấu 350K

Vì sao bạn bị dị ứng thức ăn?

Bóp da cá sấu 350K

Tình trạng nhiều người bị dị ứng thức ăn ngày càng phổ biến và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn bạn nghĩ. Bạn có biết nguyên nhân gây dị ứng thức ăn và cách ngăn ngừa dị ứng thức ăn để bảo vệ sức khỏe?

Trong thức ăn nhanh chứa 1 hợp chất có tác dụng kích hoạt các phân tử đường, là nguyên nhân gây dị ứng thức ăn ngày càng xảy ra nhiều hơn. Một nghiên cứu mới cho thấy những người nghiện thức ăn chế biến sẵn có nhiều nguy cơ bị dị ứng thức ăn với mức độ dị ứng ngày càng trở nên nghiêm trọng trong hơn vài thập kỷ qua. Nghiên cứu từ Đại học Naples Federico II phát hiện ra rằng trẻ em từ 6 – 12 tuổi bị dị ứng thực phẩm do thức ăn nhanh có chứa hợp chất này cao hơn bình thường.

Nguyên nhân khiến nhiều người bị dị ứng thức ăn chính là do sản phẩm cuối cùng của quá trình glycat hóa bền vững, hay còn gọi là AGEs.

Quá trình glycat hóa xảy ra khi một phân tử đường liên kết với protein hoặc chất béo dưới tác động của nhiệt độ, chẳng hạn như nướng bít tết để được lớp vỏ ngoài màu nâu đẹp mắt hoặc chiên khoai tây trong dầu. AGEs tạo nên hương vị tuyệt vời cho món ăn, nhưng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.

Theo Bác sĩ Roberto Berni Canani, những đứa trẻ bị dị ứng thức ăn thường có mức AGEs cao hơn trong cơ thể. Để ngăn ngừa dị ứng thức ăn, bạn cần hạn chế sử dụng thực phẩm đã qua chế biến cho bữa ăn gia đình, vì thực phẩm này có mức AGEs cao.

Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn

Zalo
Vì sao bạn bị dị ứng thức ăn?

Theo tiến sĩ Dr. Tania Elliot – Đại diện phát ngôn quốc gia của Hội hen suyễn, dị ứng, miễn dịch lâm sàng Hoa Kỳ (AAAAI), dù nguyên nhân chính xác là gì đi chăng nữa, thực tế tình trạng dị ứng thức ăn đã tăng gần 200% trong 20 năm qua.

Có rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng thức ăn, bao gồm cả yếu tố môi trường và di truyền. Dưới đây là một số yếu tố chính góp phần vào sự gia tăng tỷ lệ người bị dị ứng thức ăn:

• Hạn sử dụng thức ăn: Một số thực phẩm càng để lâu càng dễ gây dị ứng, chẳng hạn như đậu phộng và trứng. Bên cạnh đó, nhiều người có thói quen trữ thức ăn mà vô tình quên đi hạn sử dụng của sản phẩm, điều này có thể gây ngộ độc, dị ứng thức ăn.

• Vệ sinh: Các bước làm sạch bao gồm sử dụng xà phòng kháng khuẩn và khử trùng tay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thói quen vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn uống, việc tiếp xúc nhiều với vi khuẩn có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

• Chế độ ăn uống: Tình trạng tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn và ăn ít rau quả, trái cây có thể gây tác động xấu hệ vi sinh vật đường ruột, nguyên nhân gây dị ứng thức ăn.

• Gien và môi trường: Chế độ ăn uống khi phụ nữ mang thai, sự ô nhiễm và hóa chất là nguyên nhân gây ra dị ứng ở đứa con được sinh ra.

Hơn nữa, việc sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc kháng axit dạ dày sớm cũng ảnh hưởng đến ruột, điều này làm tăng khả năng phát triển dị ứng thức ăn.

Cách ngăn ngừa dị ứng thức ăn

Một ví dụ điển hình như dị ứng đậu phộng là nguyên nhân xuất phát từ yếu tố di truyền và môi trường. Mặc dù bạn không thể thay đổi gien, nhưng về môi trường thì có thể có nhiều cách ngăn ngừa.

Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng từ khi còn nhỏ, khoảng 4 đến 6 tháng vì thời điểm này hệ thống miễn dịch của bé vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Sau đó, bạn có thể áp dụng thường xuyên và lâu dài một chế độ thực phẩm đa dạng bao gồm các thực phẩm có thể gây dị ứng phổ biến để hạn chế dị ứng theo thời gian.

Tình trạng nhiều người bị dị ứng thức ăn vẫn còn là mối quan tâm đáng lo ngại, đặc biệt là ở trẻ em. Do đó để bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân, bạn hãy cẩn thận hơn trong việc lựa chọn tiêu thụ thực phẩm hằng ngày và lập danh sách thực phẩm bị dị ứng để phòng ngừa nhé!

0/5 (0 Reviews)
Bóp da cá sấu 350K