Nếu nhắc đến những căn bệnh liên quan đến viêm khớp thì viêm khớp phản ứng không phải là bệnh phổ biến. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chúng không nguy hiểm. Các triệu chứng của viêm khớp phản ứng nên được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng không có lợi cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần được cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý để nhanh chóng phục hồi sức khỏe và đẩy lùi sự quay lại của chúng theo thời gian.
Dưới đây chúng tôi đã chia sẻ những thông tin cần thiết mà các bạn có thể tìm hiểu để biết thêm về bệnh viêm khớp, nguyên nhân cách phòng tránh các bạn cùng theo dõi nhé.
Bệnh viêm khớp phản ứng là gì?
Viêm khớp phản ứng là một bệnh ít gặp, xuất hiện sau một nhiễm khuẩn nào đó ở cơ quan ngoài khớp, có thể là hệ tiêu hóa hoặc hệ tiết niệu sinh dục. Viêm khớp phản ứng đặc biệt không chỉ thường gặp ở các khớp như khớp chậu, khớp cột sống hay hai chi dưới… mà còn có ở một số cơ quan ngoài khớp như niệu đạo, đai tràng, kết mạc… Viêm khớp phản ứng có thể xảy ra ở cả nam và nữ, độ tuổi thường khoảng 20-40.
Triệu chứng của bệnh viêm khớp phản ứng:
- Ban đầu là sốt nhẹ,khó chịu,chàn ăn và mệt mỏi
- Sau đó sẽ có hiện tượng đau khớp vai, khớp khuỷu, đau cột sống, đau gót chân, đau lưng thậm chí là sưng mắt cá chân và ngón chân.
- Có thể để lại các tổn thương ở da và niêm mạc lưỡi hoặc gây đau hốc mắt, tiểu mù vi khuẩn, đau mắt đỏ. Ngoài ra, còn có thể gây tổn thương cơ quan sinh dục
Nguyên nhân của bệnh viêm khớp phản ứng:
- Do vi khuẩn: Khi một bộ phận nào đó trên cơ thể bị nhiễm trùng như đường tiết niệu, cơ quan sinh dục hoặc ruột, vi khuẩn Shigella, Campylobacter, Chlamydia, Yersinia… có cơ hội sản sinh có thể gây viêm khớp phản ứng.
- Do quan hệ tình dục hoặc dùng chung thức ăn thì những vi khuẩn gây bệnh có thể truyền nhiễm từ người sang người.
- Thậm chí, 20% người bị bệnh viêm khớp phản ứng không tìm ra nguyên nhân cụ thể.
Viêm khớp phản ứng nên ăn gì?
Về nguyên tắc, nguyên nhân của viêm khớp phản ứng là do vi khuẩn, bởi thế mà cần phải đảm bảo thức ăn được chế biến kỹ lưỡng, đảm bảo vệ sinh và nấu chín. Đồng thời cần cung cấp những dưỡng chất cho cơ thể để giúp phòng ngừa bệnh, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
- Thịt: Mặc dù thịt màu đỏ không được khuyến khích cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nhưng trên thực tế, trong cá ngừ, hải sản, cá hồi hay cá thu… lại có một lượng omega 3 và omega 6 rất tốt cho viêm khớp. Bởi thế, người bệnh có thể sử dụng những loại thực phẩm này với lượng vừa đủ, khoảng 70g protein mỗi ngày.
- Trà: Các loại trà thảo dược, trà xanh có tác dụng thanh lọc cơ thể và kháng viêm. Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể dùng các loại trà này thay nước lọc hàng ngày. Bên cạnh đó, nước trong trà cũng có tác dụng tái tạo lớp sụn giữa các xương. Một bệnh nhân sẽ cần tối thiểu 8 ly nước mỗi ngày.
- Trứng: Được coi là một loại thực phẩm khá hoàn hảo, nhiều chất dinh dưỡng tốt, trứng được đặc biệt khuyên dùng cho bệnh nhân viêm khớp.
- Trái cây: Trái cây đương nhiên tốt cho sức khỏe con người, tuy nhiên với bệnh viêm khớp nói chung và viêm khớp phản ứng nói riêng thì không phải trái cây nào cũng tốt. Những loại trái cây giàu vitamin C sẽ thích hợp hơn với người bệnh, chúng có trong chanh, bưởi, kiwi và những loại quả mọng. Còn đối với cam, chuối, lê, dưa hấu, đào là những loại quả có lượng đường rất cao nên hạn chế sử dụng.
- Rau quả: Gừng, nghệ và hành tỏi đều rất tốt cho bệnh nhân viêm khớp phản ứng. Còn các loại rau quả như khoai tây, cà chua, súp lơ xanh, bí ngô nên tránh xa.
Bị viêm khớp phản ứng không nên ăn gì?
- Những món ăn quá ngọt hoặc quá mặn, nội tạng hoặc quá nhiều thịt sẽ khiến tiêu hao canxi, điều này khiến xương của bạn yếu hơn.
- Không uống bia rượu
- Những đồ ăn nhiều mỡ như thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên, nhiều dầu mỡ như bơ thường chứa nhiều chất béo bão hòa, chúng kích thích viêm phản ứng và khiến người bệnh có cảm giác đau đớn hơn.
- Không uống cà phê vì trong cà phê có chứa một lượng lớn cafein khiến bệnh càng tồi tệ hơn. Soda cũng là một loại đồ uống được khuyến cáo không nên sử dụng.
- Tình trạng viêm khớp của bạn có thể sẽ nặng hơn nếu cứ sử dụng bột mì. Bởi thế nên tránh xa nhóm thực phẩm này.
- Thực phẩm như bắp, sữa bơ, lươn, trạch… dễ gây ra dị ứng tăng viêm đối với người bệnh, bởi thế cũng cần tránh những loại thức ăn này.
Video về bệnh viêm khớp
Chế độ ăn uống dinh dưỡng và hợp lý có thể khiến cho hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, để tránh mắc bệnh viêm khớp phản ứng, ngoài ăn uống, các bạn cũng cần tập luyện cho mình một lối sống lành mạnh, có cách ăn uống khoa học, quan hệ tình dục an toàn và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.