Cách sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh máu nhiễm mỡ dài ngày có thể làm giảm cholesterol xấu nhưng đồng thời lại tăng gánh nặng lên gan hay thận. Vì thế, nhiều người đã tìm đến giải pháp giảm mỡ máu bằng các loại thảo dược tự nhiên.
Bệnh máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid máu hay mỡ máu cao là một dạng rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể, khiến nồng độ mỡ trong máu quá cao. Mỡ rất cần thiết để tạo và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Tuy nhiên, nếu lượng mỡ quá nhiều sẽ làm cho cơ thể gặp nhiều nguy cơ sức khỏe.
Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những rủi ro của bệnh máu nhiễm mỡ và một số gợi ý có thể giúp bạn tìm được cách chữa trị bệnh bằng các loại thảo dược tự nhiên nhé.
Những rủi ro của bệnh máu nhiễm mỡ
Các triệu chứng máu nhiễm mỡ lúc đầu khá mơ hồ nên người bệnh thường không cảm nhận được ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe. Theo thời gian, máu nhiễm mỡ sẽ gây ra các mảng bám vào thành động mạch, ngăn máu đi đến các cơ quan khác trong cơ thể. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bạn sẽ gặp nhiều rủi ro nghiêm trọng.
1. Viêm tụy: Tuyến tụy nằm ở phần trái phía trên bụng, chịu trách nhiệm sản xuất dịch tiêu hóa cần thiết để hấp thụ thức ăn. Tuy nhiên, khi lượng mỡ máu triglyceride tăng cao thì có thể dẫn đến tình trạng tuyến tụy bị sưng. Khi ấy, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như đau bụng dữ dội, nôn mửa, sốt cao, tăng nhịp tim, thở nhanh…
2. Bệnh gan: Mỡ tích tụ trong gan thường là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh gan mãn tính, trong đó có các bệnh như xơ gan, suy gan, ung thư gan… Ngoài ra, bệnh máu nhiễm mỡ còn kéo theo nhiều biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như béo phì hay tiểu đường.
3. Tiểu đường tuýp 2: Cơ thể hình thành nhiều triglyceride sẽ đi kèm nhiều rủi ro như cao huyết áp, tăng mỡ bụng, HDL thấp, đường huyết cao… Chỉ số triglyceride cao kết hợp với bất kỳ điều kiện nào ở trên cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2.
4. Tim mạch: Khi có quá nhiều cholesterol LDL trong cơ thể, loại cholesterol này sẽ tích tụ trong các động mạch, gây tắc nghẽn động mạch và khiến chúng kém linh hoạt hơn. Tình trạng này được gọi là xơ vữa động mạch. Khi máu không thể lưu thông bình thường qua động mạch bị tắc nghẽn, tim buộc phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu đi. Theo thời gian, khi mảng xơ vữa tích tụ trong động mạch, bạn có thể sẽ mắc bệnh tim.
5. Tai biến mạch máu não: Các mảng xơ vữa động mạch sẽ gây tắc nghẽn và cản trở tuần hoàn máu lên não. Khi mạch máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến não bị tắc nghẽn hoặc vỡ sẽ gây đột quỵ hay tai biến mạch máu não.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Giải pháp giảm mỡ máu giúp bạn ngăn ngừa tai biến
Thảo dược giúp chữa bệnh máu nhiễm mỡ
Dưới đây là một số loại thảo dược chữa bệnh máu nhiễm mỡ đã được sử dụng từ rất lâu và mang lại tác dụng hiệu quả:
1. Nần nghệ: Nần nghệ với hàm lượng dược chất saponin cao vượt trội. Khi vào cơ thể, saponin sẽ làm sạch mạch máu và các cơ quan khác nhau, từ đó ngăn chặn sự tái hấp thu cholesterol vào máu. Bằng cách ràng buộc với cholesterol trong đường ruột và trong muối mật, nần nghệ sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng máu nhiễm mỡ đến tim mạch nhờ hạn chế gắn kết tiểu cầu.
2. Cam Bergamot: Vùng ven biển Calabria ở miền Nam nước Ý có một loại cây họ cam quýt có tên là Bergamot (Citrus Bergamia Risso) rất nhạy cảm với điều kiện thời tiết và đất đai. Từ lâu, người dân vùng này đã dùng nước ép của cam Bergamot như một phương thuốc để duy trì sức khỏe tim mạch và mức cholesterol tối ưu.
3. Atiso: Những người mắc bệnh về gan khiến gan không tiết đủ mật sẽ làm tăng cholesterol, gây ra bệnh mỡ máu. Atiso có thể hạn chế cholesterol từ các chất béo mà cơ thể hấp thu. Loại thảo dược này kích thích gan tiết mật nên sẽ giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa hình thành cholesterol mới tích tụ ở gan. Nếu dùng bông atiso tươi thì bạn nên dùng 10 – 20g một ngày đem sắc lấy nước uống, còn nếu dùng bông atiso khô thì chỉ cần khoảng 5 – 10g.
4. Bí đỏ: Với hàm lượng vitamin, chất xơ và các khoáng chất dồi dào, bí đỏ không chỉ cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà còn giúp điều trị bệnh máu nhiễm mỡ. Bạn có thể gọt vỏ bí, rửa sạch và cắt thành các miếng nhỏ, cho vào một chút nước, xay nhuyễn trong máy xay sinh tố rồi chắt lấy nước uống vào mỗi sáng.
5. Dâu tằm: Lá dâu tằm có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm độ nhớt máu, có lợi trong việc làm giảm sự tắc nghẽn mạch máu do bệnh máu nhiễm mỡ gây ra. Lá dâu tằm có thể làm nước uống thay trà, bằng cách phơi khô rồi pha trà hoặc nấu tươi uống. Một bài thuốc gồm rễ và thân cây dâu tằm cũng khá hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng máu nhiễm mỡ.
Tiêu chí chọn thảo dược cho máu nhiễm mỡ
Mặc dù có nhiều phương pháp chữa chữa máu nhiễm mỡ bằng thảo dược nhưng người bệnh vẫn chưa thấy được hiệu quả. Để chọn được loại thảo dược tối ưu, bạn nên lưu ý một số tiêu chí dưới đây.
1. Dùng thảo dược đã nghiên cứu
Thông qua các nghiên cứu thử nghiệm, sản phẩm thảo dược sẽ được chứng nhận mức độ an toàn bởi các cơ quan chức năng. Bạn nên lựa chọn thảo dược được chứng nhận bởi các cơ quan y tế uy tín như FDA (Cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ).
Sản phẩm thảo dược được cấp chứng nhận của FDA nghĩa là đã chứng minh được sự an toàn và hiệu quả trước khi được bán ra. Đồng thời, sản phẩm cũng phải báo cáo tất cả tác dụng phụ nghiêm trọng để cảnh báo người dùng, nên mức độ an toàn cũng sẽ cao hơn.
2. Dạng bào chế thích hợp
Các loại thảo dược dân gian dạng thô, chưa qua tinh chế sẽ có hạn chế về mặt liều lượng khi người bệnh khó có thể tự cân đối liều dùng chính xác. Do đó, bạn nên chọn các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe từ thảo dược được bào chế ở dạng thích hợp để thuận tiện trong việc sử dụng và căn chỉnh liều lượng.
Dạng bào chế thảo dược thông dụng nhất vẫn là dạng viên nén hay viên nang với mỗi viên là một đơn vị phân liều. Ở dạng này, thành phần dược chất có tuổi thọ dài hơn và người bệnh cũng dễ sử dụng hơn.
3. Sử dụng đúng liều lượng
Ưu điểm chung của các loại thảo dược thường là ít gây tác dụng phụ như các loại thuốc Tây, nhưng không phải vì lý do đó mà bạn cứ uống thuốc vô tư không kiểm soát. Bất kể loại thuốc từ thảo dược nào cũng nên có liều lượng cụ thể được quy định từ trước.
Bên cạnh đó, liệu trình trị bệnh máu nhiễm mỡ bằng thảo dược cũng cần xác định rõ ràng để người bệnh tự chủ động kiểm soát được quá trình điều trị.
4. Kết hợp nhiều loại thảo dược
Rất nhiều loại thảo dược có công dụng hạ mỡ máu nhưng nếu bạn chỉ dùng một loại duy nhất thì sẽ khó đạt hiệu quả tối ưu. Một sản phẩm có sự kết hợp của nhiều thành phần thảo dược sẽ cho tác động giảm mỡ máu toàn diện.
Không chỉ giảm mỡ máu, sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược nên đồng thời có công dụng tăng sức bền thành mạch máu, kiểm soát đường huyết để giảm biến chứng do mỡ máu cao gây ra.
5. Đi tái khám máu nhiễm mỡ định kỳ
Ngay cả khi cảm thấy tình trạng mỡ máu sau khi sử dụng thảo dược đã có nhiều tiến triển, bạn vẫn không nên ngưng hẳn việc thăm khám bệnh với bác sĩ. Các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược được xem là an toàn hơn vì ít gây tác dụng phụ hơn so với thuốc Tây. Tuy nhiên, bạn cũng nên thận trọng khi sử dụng phương pháp điều trị bằng thảo dược trong thời gian dài.
Bạn nên kết hợp sử dụng thuốc Tây y và sản phẩm chứa thảo dược Đông y dưới sự theo dõi định kỳ của bác sĩ để giúp nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế tác dụng phụ.
Kyoman là sản phẩm chứa thành phần thảo dược Đông y giúp kiểm soát mỡ máu, vững bền thành mạch đã được nghiên cứu chứng minh mức độ hiệu quả và an toàn trên lâm sàng.
Thảo dược cho máu nhiễm mỡ trong Kyoman được sản xuất dưới dạng viên nang cứng dùng để uống là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam có chứa chiết xuất cam Bergamot chuẩn hóa. Những kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy chiết xuất Bergamot là dược liệu bổ sung hỗ trợ đẩy lùi mỡ máu và bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả.
Kyoman còn được kết hợp thêm chiết xuất nần nghệ cùng với hesperidin và rutin mang đến tác động toàn diện. Sản phẩm không chỉ kiểm soát mỡ máu mà còn làm tăng sức bền thành mạch máu, kiểm soát đường huyết để giảm tối đa các biến chứng do bệnh máu nhiễm mỡ gây ra.
Bệnh máu nhiễm mỡ nếu không được điều trị đúng cách sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Giải pháp hỗ trợ kiểm soát mỡ máu từ Đông y nếu lựa chọn và sử dụng hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát được bệnh tình một cách tối ưu.
Khác với sản phẩm thảo dược hay thuốc Tây khác chỉ tập trung giảm mỡ máu, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kyoman (*) còn giúp tăng sức bền thành mạch và ổn định đường huyết. Sử dụng Kyoman giúp bạn giảm tối đa các biến chứng do mỡ máu cao.
Các nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ đã chứng minh hiệu quả kiểm soát mỡ máu của thành phần trong Kyoman, sản phẩm được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Đây là giải pháp thảo dược toàn diện đầu tiên cho các trường hợp rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ và hội chứng chuyển hóa.
Để được các bác sĩ, dược sĩ chuyên môn tư vấn về bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ, vui lòng gọi điện đến tổng đài 1800 1796 (miễn cước, trong giờ hành chính) hoặc số Hotline (24/07) 094.380.6556.
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm Kyoman, vui lòng xem tại đây.