Cảm lạnh là căn bệnh thường gặp trong cuộc sống. Thông thường bệnh sẽ kéo dài trong vòng 3-4 ngày, dài nhất là 1 tuần. Bệnh cảm lạnh không quá nguy hiểm nhưng lại thường gây ra những triệu chứng đặc biệt khó chịu như chảy nước mũi, ngạt mũi, đau họng, ho.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì một chế độ dinh dưỡng cho người bị cảm lạnh là điều nên được ưu tiên. Những loại thực phẩm thích hợp sẽ có giúp bạn chống lại bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch cũng như giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
-
Bệnh cảm lạnh nên ăn gì?
Về nguyên tắc, bệnh cảm lạnh nên ăn những loại thực phẩm có tính làm mát, giảm sưng viêm, tiêu viêm.
- Nấm và trứng: Là nguồn cung cấp kẽm dồi dào, trứng có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các triệu chứng khó chịu của bệnh cảm lạnh. Nếu để người bệnh nạp vào cơ thể chất kẽm trong khoảng 24 giờ sau khi bắt đầu nhận thấy dấu hiệu của bệnh thì thời gian điều trị bệnh có thể được rút ngắn.
Còn nấm, nấm có tác dụng tăng hiệu quả miễn dịch của bạch cầu, bởi thế nên để nấm trong thực đơn hàng ngày của người bệnh cảm lạnh.
- Sữa chua: Trong sữa chua có một lượng lớn vi khuẩn có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là giảm các phản ứng sưng viêm. Bởi vậy, sữa chua có thể rút ngắn thời gian bị bệnh xuống khoảng 2 ngày và giảm triệu chứng đau nhức, khó chịu khoảng 34%.
- Trà: Trà đen và trà xanh nên được uống được nhiều khi bị cảm lạnh. Lý do bởi vì, trong các loại trà này đều chứa một lượng chất chống oxy hóa dồi dào có chức năng nâng cao sức đề kháng, đặc biệt là giảm mệt mỏi, ớn lạnh, hắt hơi và đau họng.
- Súp lơ: Lượng vitamin C trong súp lơ xanh có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể khiến bệnh khỏi nhanh hơn. Do đó, nên để người bệnh ăn nhiều súp lơ.
- Nước chanh mật ong: Có chức năng giúp làm dịu cổ họng và giảm ho, nước chanh mật ong như một bài thuốc hiệu quả cho những người bị bệnh cảm lạnh.
- Cá: Cá thu, cá hồi hay cá ngừ đều là nguồn cung cấp axit béo omega 3 dồi dào. Dưỡng chất này có tác dụng trong việc chống viêm nhiễm, nâng cao hệ miễn dịch giúp kháng bệnh hiệu quả hơn.
- Khoai lang: Khoai lang có hàm lượng vitamin A dồi dào, bởi thế, khoai lang có thể thúc đẩy cơ thể sản xuất bạch cầu nhiều hơn, hỗ trợ chống lại các virus có hại.
- Các loại hạt: Dù còn tươi hay đã qua chế biến thì các loại hạt đều có thể tăng lượng protein và chất béo dung nạp vào cơ thể. Những dưỡng chất trong các loại hạt có thể khiến màng nhầy khỏe mạnh hơn, do đó, cơ thể của người bệnh sẽ tránh được những vi khuẩn, vi rút gây bệnh trầm trọng hơn.
- Gừng: Là bài thuốc dân gian cho căn bệnh cảm lạnh, gừng có thể giải cảm và hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng của bệnh cảm lạnh. Tính nóng của gừng có tác dụng giảm tình trạng tắc nghẽn cũng như lưu thông khí huyết. Đặc biệt hơn, trong gừng, lượng gingerol lớn nên ăn gừng thường xuyên có thể tiêu diệt những vi khuẩn có hại. Người bệnh có thể ăn trực tiếp gừng như ăn ngậm một lát gừng trong miệng hoặc nấu canh cá gừng hay uống trà gừng.
-
Tổng hợp các món ăn ngon nhất khi bị bệnh cảm lạnh
- Cháo tía tô: Cháo tía tô hay còn có tên gọi khác là cháo trứng tía tô. Theo nhiều nghiên cứu, tía tô có tính ấm, vị cay rất hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm các tình trạng như cảm lạnh, tức ngực, khó thở, ho… Là một thảo dược quý, tía tô khi nấu cháo lại càng phát huy công dụng. Bên cạnh đó, trứng gà với một lượng dinh dưỡng cao khi kết hợp cùng tía tô sẽ là món ăn bổ dưỡng vừa cung cấp năng lượng cho người bệnh vừa hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Cách làm cụ thể:
-
- Lấy một nắm gạo vo sạch và đun với 500ml nước, đun đến khi gạo nở mềm.
-
- Tía tô và hành khúc thái nhỏ
-
- Khi cháo chín mềm, nêm nếm các loại gia vị sao cho vừa ăn
- Cho lá tía tô và đạp một quả trứng vào nồi cháo
-
- Đợi một chút cho trứng chín, tắt bếp và cho một ít tiêu bào bát.
- Chú ý nên ăn cháo khi nóng để có thể cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất.
- Cháo đậu xanh: Những cơn sốt sẽ thường xuất hiện trong thời gian bị bệnh khiến cơ thể bị nóng, bởi thế, một bát cháo đậu xanh là điều cần thiết vì chúng có chức năng giải nhiệt cao. Không chỉ vậy, cháo đậu xanh có thể kích thích được các tế bào lympho sản xuất các kháng thể có thể chống lại tế bào gây hại một cách nhanh chóng.
Cách làm:
-
- Ngâm đậu xanh trong khoảng 1 giờ để loại bỏ vỏ dễ dàng hơn.
-
- Cho gạo lên bếp nấu và chờ đến khi cháo sôi thì cho đậu xanh vào.
-
- Để lửa nhỏ để đậu và cháo chín mềm, từ từ.
-
- Đợi đến khi cháo chín thì nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Lưu ý: hãy ăn món cháo đậu xanh khi còn nóng để cơ thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng.
Trên đây là những thực phẩm và món ăn tốt nhất dành cho người bị bệnh cảm lạnh để sức khỏe nhanh chóng ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh một chế độ ăn uống dinh dưỡng, bệnh nhân nên chuẩn bị một chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể sớm bình phục. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!