Gút là căn bệnh thường được mọi người ưu ái gọi với cái tên “bệnh của nhà giàu”. Người ta cho rằng, gút thường xuất hiện khi ăn nhiều những đồ ăn thức uống quá nhiều chất, còn trên thực tế khoa học, gút hiện nay, được biết đến như một hiện tượng rối loạn chất phức tạp, và đương nhiên không chỉ riêng ở người nhà giàu. Tại Việt Nam, có tới hàng triệu người hàng ngày vẫn khổ sở vì căn bệnh này.
Vậy có cách nào để khắc phục tình trạng bệnh. Một chế độ ăn uống hợp lý với các thực phẩm lành mạnh là điều các bạn đang tìm kiếm.
1. Bệnh gút là gì?
Gút chính xác là một bệnh trong nhóm viêm màng hoạt dịch khớp do tinh thể. Bệnh gút là hiện tượng lắng đọng tinh thể urat trong khớp hoặc tổ chức quanh khớp.
- Triệu chứng của bệnh gút: Đa phần các triệu chứng này đều xảy ra vào ban đêm với tình trạng đột ngột và không được báo hiệu trước:
- Đau khớp bàn chân, mắt cá chân, gối, cổ tay, bàn tay… Đau thường 5-10 ngày rồi ngưng, các khớp có vẻ không có gì bất thường.
- Viêm đỏ các khớp
- Cảm thấy nóng và đau ở khớp khi chạm vào
Nguyên nhân của bệnh gút
- Do sự rối loạn chuyển hóa purin trong thận khiến thận mất chức năng lọc axit uric trong máu. Trên thực tế, axit uric thường vô hại cho cơ thể và được đào thải ra ngoài cơ thể qua tiểu tiện và đại tiện. Tuy nhiên, khi lượng axit uric tăng quá cao trong cơ thể, do không được đào thải ra ngoài sẽ hình thành các tinh thể nhỏ của axit uric, thường tập trung ở khớp, từ đó gây viêm, sưng, đau cho người bệnh.
Lượng axit uric tăng cao trong cơ thể còn là do thường xuyên hấp thụ những loại thực phẩm chứa purine.
- Do tuổi tác và giới tính
- Do uống nhiều bia rượu trong khoảng thời gian dài
- Do mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật
- Do sử dụng những loại thuốc có khả năng tích tụ axit uric như thuốc hóa trị liệu, thuốc lợi tiểu, aspirin
- Do cơ thể mất nướcDo ảnh hưởng từ các bệnh như suy giảm chức năng thận, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, huyết áp cao, bệnh truyền nhiễm
Bệnh gút nên ăn gì?
Về nguyên tắc, người bệnh gút cần ăn những loại thực phẩm có khả năng giảm lượng axit uric và đào thải chúng ra ngoài cơ thể càng nhanh càng tốt. Đặc biệt, những loại thực phẩm có nhân purin nên được điều chỉnh theo một chế độ hợp lý, tốt nhất là không ăn.
- Rau cần: Rau cần trồng dưới nước là loại rau có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, lợi thủy. Rau cần dồi dào sinh tố, nhiều khoáng chất và đặc biệt không chứa nhân purin. Người bệnh có thể ăn sống, ép lấy nước uống và nấu canh ăn hàng ngày.
- Súp lơ: Một trong những loại rau giàu vitamin C, chứa ít nhân purin như súp lơ nên được đặt trong thực đơn hàng ngày của bệnh nhân gút. Súp lơ có vị ngọt, tính mát với công dụng chính là thông tiện, lợi tiểu, thanh nhiệt nên đặc biệt thích hợp với người có lượng acid uric trong máu cao.
- Dưa chuột: Tiếp tục là một loại thực phẩm giàu vitamin C và kiềm tính, chứa nhiều muối kali và nhiều nước, dưa chuột được khuyến khích nên cho người bệnh gút sử dụng. Trên thực tế, muối kali có tác dụng lợi niệu, lợi thủy, thanh nhiệt, quan trọng nhất là giải độc tốt nên chúng có thể bài tiết lượng axit uric ra ngoài cơ thể một cách hiệu quả.
- Cải xanh: Không chứa nhân purin, lại có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, cải danh nên được thêm vào thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh.
- Cà chua: Bên cạnh tác dụng hoạt huyết tiêu thũng và khứ phong thông lạc, cà còn có tác dụng thanh nhiệt chỉ thống. Cà cũng là một thực phẩm không chứa nhân purin và kiềm tính.
- Cải bắp: Với những người có lượng axit uric trong máu cao, cà là thực phẩm nên được ưu tiên trong bữa ăn hàng ngày. Cà có công dụng chính là bổ tinh tủy, ảnh hưởng tốt đến hệ bài tiết, tốt cho lục phủ ngũ tạng và có có khả năng thông kinh hoạt lạc.
- Củ cải: cũng như cải bắp, củ cải là thực phẩm kiềm tính, không có nhân purin mà lại nhiều nước, bởi thế chúng có thể giải độc, trừ phong thấp, lợi quan tiểu.
- Khoai tây: Trong thành phần hóa học của khoai tây không có nhân purin, bên cạnh đó, khoai tây còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể.
- Bí đỏ: Nhiều người lầm tưởng rằng bí đỏ sẽ giúp bệnh tình của người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nhưng trên thực tế, bí đỏ là loại quả có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng giảm mỡ máu, lý tưởng cho người cao huyết áp, rối loạn lipid máu hay hạ đường huyết, đặc biệt là người bị bệnh gút.
- Bí xanh: Đây là thực phẩm có vị ngọt đạm, giàu tính mát với công dụng chính là thanh nhiệt tiêu đàm, giải độc cơ thể, giảm béo là lợi tiểu. Với bí xanh, người bị bệnh gút có thể nấu canh, xào…
- Dưa hấu, lê, táo: Đây là những loại hoa quả có vị ngọt, với công dụng chính là giải khát, thanh nhiệt, lợi tiểu. Trong loại hoa quả này, có nhiều nước, muối kali và không có nhân purin nên được các bác sĩ khuyên dùng cho bệnh nhân gút.
Bên cạnh việc ăn uống hợp lý để cơ thể nhanh chóng thải độc tố, người bệnh gút cũng cần duy trì một lối sống lành mạnh và thăm khám bác sĩ thường xuyên để cập nhật tình trạng bệnh. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!