Bóp da cá sấu 350K

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? và không nên ăn gì? Tổng hợp các món ăn ngon khi bị bệnh rối loạn tiêu hóa

Bóp da cá sấu 350K

Rối loạn tiêu hóa là chứng bệnh dễ gặp nhất trong các loại bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Từ người già đến trẻ nhỏ, bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa. Thực tế, loại bệnh này không nguy hiểm nhưng khi bị, thường gây ra nhiều cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Vậy khi bị rối loạn tiêu hóa, chúng ta nên và không nên ăn gì để nhanh chóng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Theo dõi một vài gợi ý dưới đây cho thực đơn của bạn ngay nhé!

Rối loạn tiêu hóa là gì?

Biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa:

  • Thay đổi thói quen đại tiện: Mới đầu, người bệnh sẽ chỉ cảm thấy đau bụng từng cơn, lúc thì táo bón lúc lại tiêu chảy. Sau đó, đại tiện sẽ không còn được đều như trước, người bệnh sẽ có bị táo bón nhiều hơn hoặc tiêu chảy nhiều hơn.

  • Đau bụng: Có thể chỉ âm ỉ hoặc dữ dội, thường là đau ở vùng dưới bên trái hoặc nhiều chỗ khác. Trong nhiều trường hợp, cơn đau có thể lan rộng ra sau lưng.

  • Đầy hơi: ợ hơi, đầy bụng là những triệu chứng rõ nhất của bệnh này.

  • Ợ chua, buồn nôn, nôn, đắng miệng, hôi miệng…

Nguyên nhân của bệnh rối loạn tiêu hóa:

  • Do ăn uống
  • Ăn uống đồ lạnh
  • Thường xuyên ăn vặt
  • Ăn quá nhanh, quá no
  • Ăn uống thất thường
  • Vừa ăn vừa làm việc
  • Ăn quá nhiều thực phẩm chua cay
  • Sử dụng nhiều rượu bia

  • So sử dụng nhiều thuốc kháng sinh
  • Do công việc căng thẳng
  • Do ảnh hưởng từ một số bệnh liên quan đến dạ dày, tá tràng, viêm ruột thừa cấp tính, viêm đại tràng co thắt, sỏi đường tiết niệu…

Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

  • Nước: Nước nên được những người bị rối loạn tiêu hóa uống nhiều. Một người bình thường chỉ uống 2l nước mỗi ngày thì người bị rối loạn tiêu hóa nên tăng lên 1,5l – 3l, nên chia nhỏ thành 2-8 lần/ngày. Nước lọc nên được uống vào lúc đói hoặc sáng sớm. Nếu uống loại nước khoáng có chứa nhiều thành phần như magie hay kali thì càng tốt.

  • Trái cây: Những loại trái cây tốt cho hệ tiêu hóa là chuối, ổi. Chuối có thể phục hồi chức năng tiêu hóa, đặc biệt có thể khôi phục chất kali và chất điện giải bị mất đi khi tiêu chảy. Còn ổi lại chứa nhiều à chất làm mát đường ruột và vitamin C có khả năng kích thích quá trình tái tạo tế bào cơ thể và quá trình thải bỏ cặn bã.

  • Vitamin D: Vitamin D có tác dụng rất lớn trong việc kháng viêm cho các bệnh liên quan đến bệnh tiêu hóa nên người bị rối loạn tiêu hóa ưu tiên các loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D lớn như: cá biển, trứng luộc. Tuy nhiên, không nên sử dụng nhóm thực phẩm này thường xuyên, chỉ nên dùng 3 lần trong tuần.

  • Đậu hũ: là những thực phẩm có hàm lượng đạm cao lại vừa có khả năng tái tạo niêm mạc đường ruột. Nhóm thực phẩm này có khả năng tổng hợp kháng thể khi bị rối loạn tiêu hóa, đồng thời cung cấp một lượng chất vôi cần thiết cho cơ thể. Bạn nên ưu tiên thịt trắng thay vì thịt đỏ vì thịt đỏ thường chứa nhiều lượng chất khó tiêu không tốt cho hệ tiêu hóa.

  • Sữa chua: Trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn lành mạnh nên sữa chua là thực phẩm là nguồn bổ sung men tiêu hóa dồi dào cho cơ thể. Đồng thời, sữa chua còn có khả năng kích thích hệ tiêu hóa tốt hơn các loại thuốc chứa men tiêu hóa.

  • Khoai lang: Khoai lang chứa một lượng vitamin B6 và Kailum lớn giúp cơ thể cân bằng những dưỡng chất bị mất khi tiêu chảy.

  • Gừng: Đừng nghĩ gừng chỉ là một loại gia vị, chúng còn là bài thuốc hỗ trợ chữa trị chứng tiêu hóa như đau bụng, đắng miệng, đầy hơi, buồn nôn…

Bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?

Người bị rối loạn tiêu hóa không nên dùng thuốc lá, cà phê, rượu, socola… Những loại đồ ăn này có khả năng làm tăng lượng acid trong dạ dày, dẫn đến nguy cơ đau dạ dày.

  • Bánh mì, bánh quy, mì ống hay các loại ngũ cốc nên hạn chế.

  • Không nên sử dụng sữa và các sản phẩm làm từ sữa

  • Không ăn những loại thực phẩm béo, ớt, bạc hà, những loại thức ăn tráng miệng có lượng chất béo cao.

  • Không ăn các loại thức ăn nhanh như: xúc xích, khoai tây chiên, bánh ngọt…

Đối với những loại bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, thuốc chỉ là một hỗ trợ rất nhỏ trong việc điều trị bệnh. Phần lớn là do chế độ ăn uống của người bệnh có hợp lý và hiệu quả hay không. Bệnh rối loạn tiêu hóa không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách thì dễ dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Bởi thế, hãy ý thức ngay từ đầu việc cân bằng chế độ dinh dưỡng điều trị bệnh nhé các bạn!

0/5 (0 Reviews)
Bóp da cá sấu 350K